Tôi sinh ra ở một vùng quê nông thôn, mẹ mất sớm, bố làm ruộng, kinh tế khó khăn nên dù phát hiện bị bệnh nhưng tôi cũng không có điều kiện để chữa trị. Tôi cứ sống chung với bệnh và thậm chí có nhiều lúc, tôi còn quên đi bệnh tật của mình.
Học hết lớp 12, tôi lên Hà Nội để bán hàng cho nhà chú ruột. Sau đó, tôi quen và kết hôn với anh.
Sau khi kết hôn, tôi không hề đi khám và làm bất cứ xét nghiệm nào, vì thế tôi cứ chờ đứa con về với mình. Nhưng chờ suốt 3 năm, tôi vẫn không thể mang bầu.
Gia đình chồng tôi sốt ruột vì chồng tôi là con cả nên nói ra nói vào khiến anh buồn chán mà sinh rượu chè. Mỗi lần rượu chè, anh lại chửi bới, sỉ vả tôi rất nhiều.
Sau đó, nghe lời người thân, tôi đi khám bệnh. Các bác sĩ phát hiện tôi bị vòi trứng xoắn. Bệnh này, phẫu thuật không hề phức tạp đối với người bình thường nhưng với tôi thì khó khăn hơn. Nếu ca phẫu thuật không thành công, tính mạng của tôi sẽ bị đe dọa. Trong khi đó, tỉ lệ thành công của tôi chỉ 50/50.
Vì thế, tôi rất lo. Bố tôi chỉ có một mình tôi. Nếu tôi thành công, bố tôi có thể có thêm cháu, gia đình chồng sẽ không gây áp lực với chồng tôi và chúng tôi sẽ sống vô cùng hạnh phúc. Thế nhưng, nếu không thành công, bố tôi sẽ mất đi đứa con duy nhất của mình. Ông sẽ sống trong đau khổ và buồn tủi suốt phần đời còn lại. Còn gia đình chồng, họ chỉ buồn một thời gian, sau đó, có thể, chồng tôi lấy vợ mới, họ sẽ lãng quên tôi.
![]() |
Ảnh minh họa |
Gia đình chồng tôi, nhất là bố mẹ chồng, khi thấy tôi lưỡng lự thì ra sức động viên và có phần ép tôi phải làm phẫu thuật để ông bà có cháu và chồng tôi có con nối dõi sau này.
Họ phân tích cho tôi rất nhiều. Nào là, phận đàn bà, không có con thì cuộc sống sau này trở nên vô nghĩa, chồng tôi sẽ vì khát con mà thay lòng đổi dạ, rồi còn gia đình chồng, còn trách nhiệm nối dõi tông đường, trách nhiệm với tổ tiên ...
Sau đó, họ tự đi liên hệ và tìm bệnh viện để sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật của tôi.
Trước những động thái đó, tôi cảm thấy rất áp lực. Vì thế, tôi đã gật đầu để đi làm các xét nghiệm cần thiết và sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật.
Tuy nhiên, trước khi đến bệnh viện tôi tìm về quê với bố và nói cho bố biết ý định của mình. Bố tôi nghe xong, không nói gì nhưng nước mắt ông chảy ra. Tôi nhìn thấy mà vô cùng đau đớn. Bởi đây là lần đầu tiên, tôi nhìn thấy ông khóc.
Ngày mẹ tôi mất, tôi biết ông đau lòng nhưng tuyệt nhiên, ông không khóc trước mặt tôi. Đến khi lớn lên, tôi có hỏi bố, nhưng bố tôi bảo, bố cần mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho tôi.
Còn bây giờ, vừa chảy nước mắt, bố tôi vừa bảo, bố không thể kìm lòng... Sau đó, bố tôi cứ ngồi lặng lẽ, khiến nước mắt tôi cũng trào ra.
Tôi biết, bố tôi đang sợ, và tôi cũng đang vô cùng sợ. Tôi chỉ sợ, cuộc phẫu thuật của tôi không thành công, tôi sẽ vĩnh viễn không được gặp bố nữa. Và vĩnh viễn, bố tôi sẽ mất tôi. Như thế, cuộc đời còn lại của bố sẽ lủi thủi một mình. Rồi khi ốm đau, ai sẽ là người chăm sóc bố? ai sẽ là người cơm nước, giặt giũ và là người động viên an ủi bố ...
Chỉ nghĩ đến vậy thôi, tự nhiên tôi muốn dừng cuộc phẫu thuật. Tôi không muốn, vì chiều lòng người khác và thỏa ước mong của mình mà tôi khiến bố phải sợ hãi và đau lòng.
Tôi sẽ dừng lại tất cả, nhường lại cơ hội và trách nhiệm cho một người đàn bà nào đó có thể thay thế tôi với gia đình chồng. Còn tôi, tôi sẽ về với bố...
Hoang@....
" alt=""/>Mắc bệnh đông máu, gia đình chồng vẫn ép phẫu thuật để có conVì vậy, phụ nữ ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn nam giới. Từ đó, phụ nữ sẽ sống thọ hơn. Nhưng bác sĩ Hòa nhấn mạnh khi phụ nữ có bệnh tim mạch lại nguy hiểm hơn nam giới rất nhiều.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch ở cả nam giới và phụ nữ đều giống nhau như hút thuốc lá, béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, gia đình có người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, phụ nữ còn có nhiều yếu tố gây bệnh phức tạp hơn nam giới.
Hiện nay, nhiều báo cáo đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch của nữ:
Thứ nhất, vấn đề kinh nguyệt:Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, mãn kinh sớm (dưới 40 tuổi đã mất kinh), mãn kinh mắc phải (do cắt buồng trứng), mãn kinh chu kỳ. Khi đó, estrogen không tiết ra nên các cơ quan tim mạch không được bảo vệ đặc biệt là hệ mạch máu.
Thứ hai, thai kỳ: Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ có nhiều rối loạn và đây là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho phụ nữ về sau như sảy thai, tiền sản giật khi mang thai, các bệnh lý nội khoa xuất hiện trong thai kỳ như tăng huyết áp, đái tháo đường, sau sinh trọng lượng cơ thể không giảm được về như trước.
Thứ ba, phụ nữ mắc các bệnh lý viêm:Lupus ban đỏ, viêm khớp diễn tiến kéo dài, không điều trị kịp thời là yếu tố gây xơ vữa động mạch và dễ mắc bệnh tim mạch về sau.
Bác sĩ Hòa thông tin, tại các bệnh viện vẫn ghi nhận các trường hợp phụ nữ mới chỉ 30 tuổi vẫn bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Vì vậy, dù còn trẻ, phụ nữ vẫn phải đi tầm soát sớm bệnh lý tim mạch. Các dấu hiệu bệnh ở phụ nữ khá mơ hồ nên nếu thấy mệt thoáng qua, đau vùng trước ngực, ăn không tiêu cần đi khám để tìm rõ nguy cơ không bỏ sót bệnh lý tim mạch.
Các bác sĩ khuyến cáo để phòng bệnh tật, tốt nhất mọi người nên có lối sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều rau xanh, giảm chất béo xấu, muối... Rau quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Chế độ ăn được khuyến nghị với người trưởng thành gồm 400g rau củ, 100-200g trái cây mỗi ngày. Chú trọng tập thể dục, tránh việc tăng cân quá mức.
Nhấn mạnh quan điểm chuyển đổi số là chấp nhận cái mới, là cuộc cách mạng về tư duy, nhận thức, quan trọng là vai trò của người đứng đầu phải có khát vọng thay đổi, tiên phong, có quyết tâm chính trị cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh cũng cho hay, việc tổ chức hội nghị này là nhằm quán triệt và triển khai thành công Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy về Chương trình chuyển đổi số tỉnh đến 2025, định hướng 2030 với mục tiêu “Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội”.
Theo đại diện Tỉnh ủy Tây Ninh, từ nay đến năm 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số với những hành động triển khai cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Vì thế, để công tác chuyển đổi số đạt kết quả cao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức những hoạt động chuyển đổi số thiết thực tại địa bàn, địa phương phụ trách.
“Mỗi cơ quan, tổ chức cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng của tỉnh”, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Đại diện Tỉnh ủy Tây Ninh đề nghị các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh về ý nghĩa, vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của chuyển đổi số, tập trung thường xuyên tuyên truyền các giải pháp đã được triển khai trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của người dân.
Đưa Tây Ninh vào nhóm tỉnh, thành phố chuyển đổi số mức khá
Theo Giám đốc Sở TT&TT Tây Ninh Nguyễn Tấn Đức, cùng với việc triển khai các nền tảng dùng chung toàn tỉnh, một trong những kết quả bước đầu Tây Ninh đạt được trong tiến trình chuyển đổi số là đưa vào vận hành “Tây Ninh Smart” - ứng dụng duy nhất dùng chung cho toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện ứng dụng đã có hơn 132.000 tài khoản đăng ký.
Ông Nguyến Tấn Đức cho biết, chương trình chuyển đổi số của tỉnh đã xác định mục tiêu đến năm 2025 Tây Ninh vào nhóm các tỉnh, thành phố chuyển đổi số khá; phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ KHCN, tăng năng suất lao động, tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển kinh tế số, xã hội số; khuyến khích, hỗ trợ để hình thành các doanh nghiệp số trong tỉnh.
Mục tiêu đến năm 2030 Tây Ninh sẽ có tối thiểu 2 huyện, thị xã, thành phố đạt cơ bản nền tảng về đô thị thông minh; và mỗi huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 1 xã hoàn thành nền tảng chuyển đổi số.
Trao đổi tại hội nghị, từ kết quả xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh - DTI trong các năm 2020 và 2021, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã đưa ra nhận xét cũng như khuyến nghị với Tây Ninh về các trụ cột nhận thức số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Cụ thể, về nhận thức số, Tây Ninh đã bước đầu làm tốt ở 8/10 chỉ tiêu về nhận thức số. Đại diện Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia đề xuất việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cần được lặp lại hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và với cách làm khác biệt “Tuyên truyền mà không tuyên truyền, tuyên truyền bằng câu chuyện thành công, tuyên truyên bằng cách cầm tay chỉ việc”.
Về thể chế số, Tây Ninh đã thực hiện được 6/11 chỉ tiêu. Để đưa thể chế vào cuộc sống, thời gian tới Tây Ninh cần giám sát thực thi các văn bản; đồng thời Đôn đốc các đơn vị khẩn trương bổ sung các loại văn bản còn thiếu, tiếp tục ban hành văn bản định kỳ hàng năm nhắc nhở, chấn chỉnh quản lý chi cho chuyển đổi số.
Đối với phát triển nhân lực số, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia đề xuất địa phương tập trung bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm về chuyển đổi số, an toàn thông tin; bồi dưỡng, tập huấn công chức, viên chức về chuyển đổi số hàng năm; phổ cập kỹ năng sử dụng ứng dụng, dịch vụ số cho gần 1,18 triệu dân; phổ cập việc học trực tuyến các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ; và người dân được phổ biến về chuyển đổi số trên nền tảng OneTouch.
Vân Anh
" alt=""/>Tăng tốc chuyển đổi số Tây Ninh trên cả 3 trụ cột chính quyền, kinh tế và xã hội